Bạn đọc xem đài có gửi thư xin chuyên mục xin tư vấn QUY TRÌNH THỦ TỤC TÁCH THỬA ĐẤT Ở NHƯ THẾ NÀO ?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Luật sư NGUYỄN VĂN KỶ tư vấn cho Bạn đọc HỘP THƯ TRUYỀN HÌNH NỘI DUNG cụ thể như sau :
Việc tách thửa đất khi :
– Tách thửa đất để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
– Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án
– Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với một phần của thửa đất cho đối tượng khác
- Điều kiện để tách thửa :
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai 2013:
– Đối với đất ở tại nông thôn : Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
– Đối với đất ở tại đô thị : Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Như vậy trước hết, để có thể tách thửa thì phải đáp ứng được điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Để được phép tiến hành tách thửa, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn với đất
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án
– Vẫn trong thời hạn sử dụng đất
– Đất không vướng tranh chấp
– Bên cạnh đó, tùy vào mỗi địa phương có những quy định chi tiết khác, diện tích đất tối thiểu được tách thửa .
Những trường hợp nào không được tách thửa đất?
Tùy quy định của từng địa phương, như :
– Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của luật pháp;
– Đất thuộc dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch của thành phố, các dự án đầu giá quyền sử dụng đất đai theo quy định xây dựng nhà ở được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đất gắn với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, xin cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định;
– Đất gắn với nhà biệt thự do Nhà nước sở hữu đã bán hoặc tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thực cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt;
– Đất thuộc khu vực có Thông báo thu hồi đất của Nhà nước theo các quy định tại Luật Đất đai 2013.
- Trình tự, thủ tục tách thửa :
Thủ tục tách thửa đất:
Hồ sơ để tách thửa được quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT) bao gồm:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận
+ CMND hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ sở hữu đất sau khi tách thửa
+ Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu đất sau khi tách thửa
+ Văn bản thỏa thuận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình
+ Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp xã đã được phê duyệt bởi cấp huyện, cấp quận, cấp thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Biên bản giao nhận ruộng theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có)
– Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định tách thửa mới nhất
Sau khi chuyển bị đầy đủ các loại giấy tờ nên trên, tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với hộ gia đình, cá nhân thực hiện tách thửa có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất).
– Bước 3: Hồ sơ được xử lý và giải quyết
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau
+ Đo đạc địa chính để tách thửa
+ Lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa cho người sử dụng;
+ Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính cũng như trên cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Trao trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi gián tiếp qua UBND cấp xã với trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
Trong quá trình xem xét và giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người xin cấp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Bước 4: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ tách thửa hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, người dân sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thời hạn giải quyết :
Điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định: Thời hạn tách thửa là không quá 20 ngày. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trên đây là nội dung Luật sư tư vấn về thủ tục tách thửa theo quy định pháp Luật đất đai
Liên hệ 32 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân Thành Phố Huế
ĐT 0888 584 575